Hiện nay, Gạch bê tông khí chưng áp AAC được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam đặc biệt các tỉnh Miền Nam. Gạch AAC có nhiều ưu điểm vượt trội như: Chống cháy lan 4-8h, cách âm gấp 3 lần, chống nóng gấp 5 lần, chống thấm gấp 72 lần, thi công nhanh hơn 3-5 lần, không cần tô trát dày, tiết kiệm chi phí 5-30% tùy hạng mục công trình. Tuy nhiên, có một số thông tin rằng: XÂY NHÀ BẰNG GẠCH AAC rất dễ NỨT tường, thông tin này từ một số nguồn không chính thống. Một số thông tin nứt tường từ những Nhà Thầu, kỹ sư, thợ xây làm tại công trình bị nứt tường.
Như chúng ta đã biết, Gạch AAC, Tấm bê tông nhẹ ALC, Tấm sàn siêu nhẹ ALC hiện chiếm 70% thị phần TOÀN THẾ GIỚI. AAC, ALC chỉ là tên gọi khác, cách viết khác của từng khu vực chứ bản chất là MỘT. Hệ tường AAC, ALC ưu điểm vượt trội nhưng lại mới chỉ chiếm khoảng 2-3% sản lượng tường xây dựng ở VIỆT NAM. Lý do tại sao, nguyên nhân là gì mà AAC lại chưa phát triển được?
Trả lời cho câu hỏi này nôm na chính là: THÓI QUEN TIÊU DÙNG, NGUỒN CUNG HẠN HẸP, HÀNG RÀO GIA NHẬP NGÀNH LỚN – KHÓ.
Sản lượng tiêu thụ chưa cao, đi kèm với nó chính là sự hiểu biết về sản phẩm còn rất hạn chế. Người Việt Nam có thói quen tiêu dùng cơ bản là CÁI GÌ QUEN TA CỨ DÙNG đã. Thực tế này cũng đã chứng minh, Ở Châu Âu người ta cũng chỉ quen dùng gạch nhẹ AAC, Tấm PANEL ALC (File lắp tấm ALC theo phương đứng) chứ đâu biết nhiều gạch đỏ, gạch nhỏ đất nung. Ở Việt Nam cũng thế, sự chưa hiểu biết khiến cho VIỆC ĐỔ LỖI trách nhiệm thường xảy ra.
Tại dự án, KDC NAM LONG, Công trình có sử dụng gạch bê tông nhẹ AAC. Sau khi hoàn thiện tô trát thì tường BỊ NỨT. Khi xảy ra sự cố, việc đầu tiên là NHÀ THẦU đổ lỗi tại do GẠCH AAC. Kiểm tra một sàn CHUNG CƯ thì các căn mé bên ngoài không bị nứt tường, càng đi vào giữa tòa thì lại càng bị nứt nhiều. Sau khi được đơn vị tư vấn độc lập đứng ra kiểm tra thì sự cố này do SÀN CHUNG CƯ bị võng xuống 10cm ép xuống tường. Tường nứt chính do chuyển vị kết cấu dầm sàn ép tải trọng cao ép xuống. Khi thấy nứt tường, nhà thầu gây sức ép, truyền tai nhau, kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sản phẩm. Nhiều người hiểu sai, dẫn tới phát ngôn sai khi chưa hiểu tận tường vấn đề.
Dự án Nhà Xưởng tại KCN Mỹ Phước 3, Sử dụng gạch AAC 600x300x100mm, Mạch vữa xây mỏng. Tường sau khi bả bột Skimcoat 302, sơn bả xong đưa vào sử dụng có hiện tượng NỨT CHÂN CHIM. Mỗi vết nứt 1 kiểu, nhưng kiểm tra có mấy dạng:
- Nứt do chuyển vị sàn, sàn bê tông bị võng xuống kéo theo tường bị nứt ngang hàng gạch thứ 2 từ chân tường lên.
- Nứt góc cửa đi, nứt góc cửa sổ do không dán lưới khi bả vữa skimcoat 302 dày 3mm. Góc cửa đi, cửa sổ là nơi chịu tác động nhiều, dễ bị giăng nứt.
- Nứt dọc từ đỉnh tường xuống giữa tường ở vị trí trung tâm. Kiểm tra ra mới biết tường dày 100mm, khoảng cách cột – cột là 5m, không có trụ phụ, cũng không giằng tường ngang khi tường cao 3,5m. Đỉnh tường chèn gạch đặc đỏ không chừa khoảng hờ trám VỮA ĐÀN HỒI, VỮA NON. Hiện tượng trên do CHẤT TẢI lên tầng cao, đà ngang bị chuyển vị ép xuống tường, vị trí giữa tường yếu nhất bị nứt.
- Vết nứt xéo kéo từ cột lên, do chuyển vị NỀN, LÚN CỌC khiến cột góc tường bị nứt.
- Vết nứt dưới đáy ĐÀ CẦU THANG DỌC DÀI 5m, Vị trí này nứt do bản thang dài quá, nặng ép xuống. Cọc ép bị xuống móng gây ép tải lên tường gạch dày 100mm.
Nứt tường có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Phương án xử lý ra sao để hiệu quả, nhanh gọn, giải quyết dứt điểm, xem tại file ảnh dưới đây:
XEM VIDEO XÂY TƯỜNG GẠCH NHẸ AAC chi tiết nhất để yên tâm sẽ không xảy ra sự cố nứt tường:
Video thi công lắp ghép TẤM TƯỜNG BÊ TÔNG NHẸ ALC tại TP.Thủ Đức, HCM. Ngày 17/03/2022.
XEM CÁCH MÀ NGƯỜI HÀN QUỐC XÂY NHÀ bằng tấm bê tông nhẹ ALC: